Trẻ em có nên tập thể dục giảm cân không
Dựa vào các hình thức và lượng vận động, chúng ta có thể chia thành các loại vận động chính như sau:
Những hoạt động thường ngày có thể thúc đẩy tiêu hao mỡ bao gồm: Leo thang bộ, đi bộ, làm việc nhà, đi mua sắm… Chỉ cần thường xuyên vận động thì mỡ sẽ không tích lũy. Bố mẹ phải tập cho trẻ tính cách hoạt bát năng động, tránh sự nuông chiều quá mức dẫn đến tính lười biếng như cho ăn tận miệng, áo mặc tận tay.
Các bài tập thể dục tăng cường oxy trên 20 phút: Như đạp xe, nhảy, bóng bàn, cầu lông… Những hình thức tập thể dục này có tác dụng rất tốt trong việc đốt cháy mỡ, tuy nhiên cần phải lưu ý tạm nghỉ một thời gian ngắn giữa lúc tập.
Các loại vận động tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp: Loại vận động này tuy không đốt cháy mỡ nhưng có tác dụng giúp cơ bắp mềm mỏng, phòng ngừa chấn thương trong lúc tập.
Các loại vận động tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của cơ thể: Tuy không có hiệu quả đốt cháy mỡ rõ rệt nhưng chỉ có tăng cường sức mạnh cho cơ bắp thì mới có thể nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể, từ đó mới thực hành tốt các bào tập khác.
Khi lập mưu hoạch tập thể dục giảm béo cho trẻ, ngoài việc căn cứ vào các loại vận động đã nêu trên để tâm tính năng lượng vận động thíc hợp, chúng ta cần xét đến vị trí tích lũy trên cơ thể.
Tùy vào dạng béo phì mà lựa chọn phương pháp thể dục phù hợp.
Nếu trẻ béo toàn bộ thân thể thì có thể tập thao bộ, đi bộ, khiêu vũ. Nhưng nếu trẻ chỉ béo nửa trên thân, mỡ tích lũy ở vùng thắt lưng và cánh tay… thì tập kiểu này sẽ làm cho chân phải chịu đựng quá mức, rất dễ thương tổn khớp cổ chân. Trẻ béo phì kiểu này trước hết nên cho tập bơi lội, đạp xe…giúp tránh chịu đựng trọgn lượng nửa thân trên, đây là bước đầu của quá trình giảm béo. Sau khi trải qua một quá trình tập luyện, lượng mỡ nửa thân trên giảm bớt mỡ mới tiếp tục tập các bài thể dục khác như chạy bộ, khiêu vũ.
Bài viết liên quan: Những điều cấm kị khi tập thể dục