1. Bỏ qua bước khởi động trước khi tập
Khởi động là bước đầu tiên và bắt buộc đối với bất kỳ môn thể thao nào.
Việc bỏ qua bước khởi động sẽ không thể giúp bạn tận dụng hết khả năng đốt cháy calo của cơ thể. Bên cạnh đó còn làm tăng khả năng rủi ro trong quá trình luyện tập.
Vì vậy, hãy dành ra 5 - 10 phút khởi động, làm nóng cơ thể trước khi đi vào các bài tập đốt cháy calo.
Ngoài ra, sau khi tập luyện, việc kéo căng cơ rất quan trọng nhưng ít người xem trọng. Bỏ qua phần giãn cơ khiến cho bạn dễ bị đau bắp tay, bắp chân, đau nhức cơ thành bụng, kết quả là việc tập luyện không được duy trì đều đặn, không hiệu quả như bạn mong muốn.
2. Tập luyện không có mục tiêu, thời hạn hoàn thành
Tập thể dục không có mục tiêu và thời hạn hoàn thành cũng giống như bạn đi trên một con đường mà không biết điểm đích. Đó là một thói quen xấu gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến kết quả tập luyện của bạn.
Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn có nhiều động lực để tập luyện và phấn đấu để đạt đến mục tiêu đó.
3. Không thay đổi cường độ tập
Khi thực hiện các bài tập, đặc biệt là chạy bộ trên may chay bo. Khi bạn chọn tốc độ chạy chậm rãi thì sẽ có cảm giác dễ chịu vì nó không tác động mạnh lên các bộ phận trên cơ thể. Nhưng nếu ngày nào bạn cũng chạy với tốc độ như vậy thì sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán và vô tình đã triệt tiêu khả năng đốt cháy calo của cơ thể bởi sự tác động của quy luật “mất cảm giác”.
Trong quá trình tập các bài tập cần linh động thay đổi cường độ thích hợp giúp cơ thể luôn được thức tỉnh, đương đầu với những thách thức mới, điều đó không những giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả mà còn làm tăng sự tự tin và năng động hơn.
>> Tham khảo dụng cụ hỗ trợ tập luyện tại nhà: xe đạp tập thể dục, giàn tập tạ đa năng
4. Không ăn nhẹ sau khi luyện tập
Sau khi thực hiện các bài tập, cơ thể tiêu hao một nguồn năng lượng lớn. Nhiều bạn cho rằng sự tiêu hao năng lượng và làm cơ thể đói sẽ giúp giảm cân nhanh hơn. Nhưng thực tế, nếu để cơ thể đói mà không bổ sung năng lượng kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, cơ thể vì thế không đạt được mục tiêu.
"Nạp năng lượng" sau khi tập để bổ sung nguồn năng lượng vừa mất, giúp cơ thể có thể cân bằng và duy trì quá trình trao đổi chất bình thường.
5. Bỏ tập giữa chừng
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Dù bạn tập với mục đích giảm cân hay để cải thiện sức khỏe thì cũng cần duy trì chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.
Kiên trì là một trong những điều kiện tiên quyết giúp bạn gặt hái những thành công trong tập thể dục. Cơ thể chúng ta là một hệ thống sinh học, vì vậy nó cần phải có thời gian để kích hoạt lại sau một đợt nghỉ.
Hãy duy trì chế độ tập luyện đều đặn để có một kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cơ thể không kịp hồi phục sau những ngày tập luyện thì bạn có thể nghỉ ngơi hoặc tập các bài tập nhẹ hơn, nhưng lưu ý rằng không nghỉ tập trong một thời gian dài, việc này sẽ làm bạn mất đi ý trí tập luyện đánh mất nhiều lợi ích trong quá trình tập luyện.
6. Không nghỉ ngơi đầy đủ
Nếu bạn không hiểu được cơ thể thì việc tập luyện sẽ trở nên khó khăn vì không phải cứ tập luyện chăm chỉ là mang lại kết quả tốt.
Sau khi tập nặng, các khối cơ cần có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục và phát triển.Thời gian nghỉ ngơi tối thiểu cho các bộ phận có cơ lớn là 72 tiếng và 48 tiếng đối với các bộ phận cơ nhỏ. Các chuyên gia thể hình thường khuyên bạn không nên tập một bộ phận quá 1 lần/tuần.
Khi tập luyện với cường độ cao, ví dụ như nâng tạ quá nặng, các bạn rút cạn sức cơ thể mình. Đừng bao giờ xem nhẹ thời gian nghỉ ngơi vì chính lúc đó là lúc mà cơ bắp bắt đầu sinh sản.